Nhận tín hiệu Forex theo CHN Daily trên điện thoại cả MT4 và MT5
Trong bài viết này mình hướng dẫn các bạn cách nhận tín hiệu Forex trên điện thoại. CHN Team sẽ gửi tín hiệu Forex cho bạn thông qua điện thoại
Tâm lý trong giao dịch Forex quan trọng như thế nào?
Tâm lý trong giao dịch Forex quan trọng như thế nào?
Chiến lược giao dịch của trader huyền thoại Bill Williams
Bill Williams là một nhà kinh doanh và phân tích nổi tiếng với hơn 40 năm kinh nghiệm giao dịch. Ông có đóng góp lớn vào sự phát triển của lý thuyết dự báo.
Lý thuyết Dow: 6 yếu tố nền tảng cấu thành nên phân tích kỹ thuật hiện đại
Charles Down - người sáng lập ra Wall Street Journal - đã phát triển một nhóm gồm 6 yếu tố tạo thành nền tảng của phân tích kỹ thuật hiện đại.
Rủi ro khi đầu tư Forex
Lợi nhuận thu được trên thị trường Ngoại hối là phần thưởng cho việc gánh chịu rủi ro; và mức độ của nó sẽ tương đương với mức độ rủi ro khi đầu tư Forex
Lịch sử thị trường ngoại hối
Thị trường Ngoại hối thường được gọi bằng cái tên khác là thị trường Forex. Lịch sử của thị trường này gắn liền với sự xuất hiện và phát triển của tiền tệ.
Các thuật ngữ và khái niệm trên thị trường ngoại hối
Những thuật ngữ và khái niệm phổ biển trên thị trường ngoại hối
Cái nhìn tổng quan về thị trường Forex
Forex là gì? Quy mô cùng tính thanh khoản của thị trường ra sao? Những sản phẩm nào đang được giao dịch trên thị trường Forex?
Chiến thuật đầu tư Forex với Pin Bar
Những điều bạn cần biết về cách giao dịch với Pin bar - một chiến thuật đầu tư forex đơn giản, kết quả khả quan khi áp dụng trên khung thời gian H4, D1.
Kiên định: Trạng thái tâm lý đỉnh cao của Trader
Kiên định: Trạng thái tâm lý đỉnh cao của Trader
Phân tích đồ thị (phân tích cổ điển) là một phần quan trọng của dự báo kỹ thuật và nên được áp dụng khi nhà kinh doanh muốn đưa ra một chiến lược giao dịch.
Phân tích đồ thị (phân tích cổ điển) là một phần quan trọng của dự báo kỹ thuật và nên được áp dụng khi nhà kinh doanh muốn đưa ra một chiến lược giao dịch. Nó được sử dụng để dự báo giá cả thị trường trong tương lai nhằm giúp bạn đưa ra các quyết định giao dịch đúng đắn.
Phân tích kỹ thuật cổ điển thường sử dụng biểu đồ.
Những mô hình giá trong các biểu đồ được gọi là các hình thái.
Hình thái là những mô hình diễn biến của thị trường được sắp xếp theo dạng thức và khả năng diễn biến của xu hướng giá trong tương lai.
Biểu đồ tạo ra các mô hình, hình thành từ tác động qua lại giữa hai nhóm thành viên tham gia thị trường – nhóm mua (nhóm đầu cơ giá lên) và nhóm bán (nhóm đầu cơ giá xuống). Kết quả của tác động qua lại giữa hai nhóm này sẽ xác định dạng thức của biểu đồ, trong đó nó có thể đi lên, đi xuống, ở mức đỉnh và mức đáy
[caption id="attachment_118" align="aligncenter" width="1280"] Mô hình giá lên với những đỉnh cao hơn và đáy cao hơn. Mô hình giá xuống ngược lại[/caption]Thị trường sẽ đi lên nếu nhóm đầu cơ giá lên có tác động mạnh mẽ hơn so với nhóm đầu cơ giá xuống và khi khối lượng mua vào vượt quá khối lượng bán ra.
Xu hướng giá lên sẽ lập đỉnh khi mà sau điểm đó, lượng mua vào trở nên yếu đi, giá tăng lên rất chậm chạp và lượng bán ra tăng dần.
Sau mức đỉnh sẽ là giai đoạn đi xuống (diễn biến đi xuống); tác động từ nhóm đầu cơ giá xuống dần trở nên mạnh hơn và lấn át tác động từ nhóm đầu cơ giá lên.
Giai đoạn đi xuống sẽ được tiếp nối bằng quá trình tạo đáy, đây là tín hiệu cho thấy nhóm bán ra đang mất dần vai trò chi phối và nhóm mua vào bắt đầu lấy lại ảnh hưởng trên thị trường.
Khi giá đang trong xu hướng đi lên, nó sẽ thiết lập các đỉnh và đáy ngày càng cao hơn và ngược lại, khi giá đang trong xu hướng đi xuống, nó sẽ tạo thành các đáy và đỉnh ngày càng thấp đi.
Để cùng xem xét điều này, chúng ta sẽ kẻ các đường nối các mức đáy và đỉnh.
Đường xu hướng giá lên nối những điểm thể hiện mức đáy của giá và ngược lại, đường xu hướng giá xuống nối những điểm thể hiện mức đỉnh của giá.
Góc của đường xu hướng là một yếu tố rất quan trọng. Góc này xác định ba loại hình khác nhau của đường xu hướng.
Nếu góc giữa đường xu hướng và trục hoành là góc nhọn, điều đó cho thấy xu hướng đi lên (up trend) và đường xu hướng đi lên thể hiện cho sự thắng thế của nhóm đầu cơ giá lên trên thị trường, nghĩa là thị trường có xu hướng tăng giá.
Các mức đỉnh và mức đáy ngày càng cao hơn là đặc trưng của đường xu hướng đi lên. Trong trường hợp này, đường xu hướng sẽ nối những điểm thể hiện mức đáy của giá (mức giá thấp nhất tại mỗi một giai đoạn).
Nếu góc giữa đường xu hướng và trục hoành là góc tù, điều đó cho thấy xu hướng đi xuống (down trend) và đường xu hướng đi xuống thể hiện cho sự thắng thế của nhóm đầu cơ giá xuống trên thị trường. Trong trường hợp này, đường xu hướng sẽ nối những điểm thể hiện mức đỉnh của giá (mức giá cao nhất tại mỗi một giai đoạn).
Khi đường xu hướng song song với trục hoành, góc giữa đường xu hướng và trục hoành bằng không, điều này cho thấy thị trường đi ngang (sideway), nghĩa là thị trường đang trong xu hướng bình ổn hay ít biến động. Xu hướng giá là không chắc chắn và thị trường chỉ dao động đôi chút trong phạm vi hẹp.
Trong trường hợp này, không có nhóm thành viên tham gia thị trường nào thể hiện được ưu thế và thị trường bình ổn trong khoảng 70% thời gian. Quy luật là thị trường bình ổn trong thời gian càng dài thì biến động về giá sau đó lại càng mạnh mẽ.
Tỷ giá hối đoái của các đồng tiền thường thay đổi bất thường và nhiều khi cho chúng ta cảm giác là việc dự đoán chính xác xu hướng ngắn hạn của chúng là điều không thể. Vậy thì làm thế nào chúng ta có thể gạn lọc được những thông tin hữu ích từ mớ hỗn độn này?
Đầu tiên, ta cần học cách phân biệt thị trường ở trạng thái ổn định (consolidating market) và thị trường ở trạng thái biến động (trend market) theo chiều hướng đi lên (up-trend) hoặc đi xuống (down trend).
Việc này thoạt nghe có vẻ đơn giản, nhưng sự thực thì không phải thế, tuy ở cùng một trạng thái nhưng thị trường có thể có những biểu hiện rất khác nhau ở những giai đoạn khác nhau.
Thị trường có thể:
Giá cả tại một thời điểm nào đó là sự phản ánh của tất cả các thông tin liên quan mà mọi người có được vào thời điểm đó. Do mỗi người lại có những đánh giá khác nhau về tác động của thông tin, nên thị trường hiếm khi ở trạng thái hoàn toàn ổn định.
Ngoài những yếu tố mang tính đầu cơ, tỷ giá tiền tệ còn bị tác động bởi nhu cầu thanh toán cho các hoạt động kinh doanh trong thế giới thực cũng như chính sách quản trị rủi ro của các định chế lớn.
Tuy nhiên, tin tức mới là yếu tố chính gây ra những biến động lên xuống nhanh chóng của giá cả, đôi khi với mức cách biệt rất lớn giữa hai lần yết giá liên tiếp.
Thông tin mới bao giờ cũng làm thay đổi kỳ vọng của những người tham gia thị trường cũng như tỷ lệ cung/cầu, những yếu tố trực tiếp tác động lên giá cả. Tác động của những thông tin này còn được phóng đại lên khi nó được nhắc đi nhắc lại nhiều lần, xuất hiện trong các báo cáo phân tích và tư vấn của các chuyên gia. Người ta bỗng thấy ai ai cũng nói về nó, điều sẽ cho thấy tầm quan trọng và sức ảnh hưởng của nó trong dài hạn. Giá cả bắt đầu tăng ổn định khi ngày càng có nhiều người bị tác động bởi thông tin đó. Và họ phản ứng bằng cách tác động tới thị trường thông qua các hoạt động giao dịch của mình.
Những người tham gia thị trường được chia làm ba nhóm chính: người bán, người mua và người chưa quyết định sẽ bán hay mua. Người mua cố gắng mua vào với giá thấp nhất có thể; người bán cố bán ra với giá cao nhất có thể. Tuy nhiên, cả hai nhóm này sẽ sẵn lòng nhượng bộ cho nhau để giao dịch có thể diễn ra. Những người chưa quyết định thì quan sát thị trường với hy vọng hiểu được chiều hướng của giá cả và cố gắng gia nhập thị trường sao cho có lợi cho mình nhất. Chính sự thay đổi trong quan điểm của những người này lại thường là yếu tố quyết định chiều hướng giá cả.
Trong thực tế, việc nắm bắt xu hướng giao dịch của nhóm người chưa quyết định mua hay bán là chưa đủ. Vào bất cứ ngày giao dịch nào các nhà kinh doanh cũng đã có sẵn các trạng thái giao dịch, trạng thái đã mua (long position) trong trường hợp họ đã mua một loại tiền tệ nào đó hoặc trạng thái đã bán (short position) trong trường hợp họ đã bán một loại tiền tệ nào đó. Xét trên phạm vi rộng, xu hướng giá cả còn được xác định bởi cả những nhà giao dịch này bởi họ sẽ phải quyết định thời điểm đóng trạng thái giao dịch của mình với kết quả có lãi hoặc thua lỗ. Những quyết định như vậy thường được đưa ra khi một cặp tiền tệ đạt tới các mức giá hỗ trợ hoặc kháng cự.
Cuối cùng, hãy để lại comment nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về nội dung bài viết. Hoặc các bạn có thể tham gia vào group chat của chúng mình ở dưới đây nếu bạn muốn chia sẻ về kinh nghiệm, những khó khăn, thành công, hay có câu hỏi nào vẫn chưa được giải đáp ở trong thị trường này nhé!
– Đăng ký Exness (Standard): http://bit.ly/Broker_Exness
– Nạp rút Siêu Nhanh, Tối thiểu nạp cực thấp, Đòn bẩy Vô Hạn – Hướng dẫn Exness: http://bit.ly/Exness_Huong_dan
- Hướng dẫn nạp rút: http://bit.ly/Exness_Nạp_Rút
– Link cho người ở nước ngoài (Standard): https://bit.ly/Broker_Exness_asia
– CHN Group Chat Telegram: https://t.me/CHNGroupFx
– Nhóm Tín Hiệu Telegram: https://t.me/CHN_Signal
– CHN Group Chat ở nước ngoài: https://t.me/CHNGroupFx_2
Cảm ơn các bạn ??
Hẹn gặp lại ở các bài tiếp theo
Chưa có bình luận
Xem thêm