Phân tích cơ bản trong giao dịch Forex là gì?

bởi Admin

2019-10-18 00:15:21

Chia sẻ lên:


Trường phái phân tích cơ bản xem xét đồng thời cả xu hướng của thị trường lẫn các yếu tố tác động đến xu hướng đó. Đâu là những yếu tố quan trọng nhất?

Phân tích cơ bản là gì?

Phân tích cơ bản ra đời trước phân tích kỹ thuật khá lâu và trong suốt một thời gian dài, nó từng được coi là phương pháp duy nhất để dự đoán xu hướng của những biến động trên thị trường.

Mục đích chính của phân tích cơ bản là nghiên cứu các sự kiện kinh tế vĩ mô để dự đoán các diễn biến tiếp theo của giá cả.

Để làm được điều này, quá trình phân tích tập trung vào các tác nhân kinh tế - chính trị quan trọng như lãi suất, cán cân thương mại, tỷ lệ lạm phát, các cuộc xung đột, chiến tranh và các vấn đề ở tầm vĩ mô khác; nó giúp chúng ta hiểu được những tác nhân trên có ảnh hưởng thế nào đến những biến động trên thị trường.

Đồng thời, việc phân tích còn nghiên cứu các sự kiện tác động đến chỉ số cung/cầu đối với đồng tiền của một quốc gia để tìm ra câu trả lời cho câu hỏi cơ bản nhất “Tại sao?” Tại sao tỷ giá hối đoái lại thay đổi theo chiều hướng này mà không phải theo chiều hướng kia? Do đó, bất cứ sự kiện kinh tế, chính trị hay xã hội nào trực tiếp tác động tới tỷ giá hối đoái cũng đều nằm trong phạm vi xem xét của phân tích cơ bản.

Về thực chất, phương pháp này có nhiều điểm tương đồng với phân tích kinh tế vĩ mô. Có thể nói rằng mỗi một thông tin kinh tế đều đóng vai trò quan trọng, góp phần đưa ra một báo cáo phân tích đầy đủ và toàn diện hơn.

Khoảng 25% trong số các nhà kinh doanh Ngoại hối chỉ dựa vào các phân tích cơ bản để đưa ra quyết định giao dịch.

Họ đang cạnh tranh với các “nhà kinh doanh dựa trên phân tích kỹ thuật” trong việc gây ảnh hưởng đến thị trường và quả thực, nếu cố gắng hết sức, họ có thể tạo được ảnh hưởng đáng kể lên các biến động giá cả.

Những lý thuyết kinh tế nâng cao vai trò của phân tích cơ bản

Lý thuyết Thị trường Hiệu quả

Lý thuyết Thị trường Hiệu quả dựa trên giả định là trong bất cứ thị trường tài chính nào cũng có một số lượng đáng kể các nhà đầu tư thực hiện giao dịch để kiếm lời và sẽ phản ứng trước bất kỳ thông tin nào có khả năng tác động đến thị trường.

Theo lý thuyết này, giá cả phản ánh tác động của tất cả các tin tức, nên nó phản ánh giá trị thực tế của một đồng tiền.

Lý thuyết Kỳ vọng Hợp lý

Lý thuyết Kỳ vọng Hợp lý dựa trên giả định là mọi cá nhân đều dựa trên lý trí để đưa ra các quyết định tài chính hợp lý khi phải cân nhắc giữa được và mất.

Theo lý thuyết này, thông tin có thể được tiếp cận một cách tự do và bất cứ ai cũng có thể sử dụng chúng để dự đoán các diễn biến tiếp theo của thị trường.

Tuy nhiên, các bằng chứng khác lại cho thấy thị trường hoạt động không hoàn toàn hiệu quả và xuất hiện nhiều tranh cãi xung quanh các lý thuyết này.

Vậy thì, thị trường hoạt động không hiệu quả ở điểm nào và tại sao không phải lúc nào nó cũng phản ứng hợp lý trước các thông tin kinh tế vĩ mô mới được công bố?

Hãy cùng xem xét một vài yếu tố dưới đây:

  • Các thành phần tham gia thị trường không tiếp cận với những thông tin mới cùng một thời điểm.
  • Tốc độ phản ứng trước những thông tin mới của các thành phần tham gia thị trường là khác nhau.
  • Sau khi phân tích những thông tin mới, các thành phần tham gia thị trường đưa ra dự đoán không giống nhau và do đó, dẫn tới các phản ứng khác nhau.

Các yếu tố trong phân tích cơ bản

Việc áp dụng phân tích cơ bản khó hơn so với phân tích kỹ thuật. Hàng loạt yếu tố cùng mức độ ảnh hưởng của chúng cần được chú ý xem xét khi phân tích một tình huống thị trường nhất định nhằm lý giải sự biến động của một vài cặp tiền tệ.

Chúng có thể được chia thành bốn nhóm hay chủng loại như sau:

  • Các yếu tố tài chính
  • Các yếu tố kinh tế vĩ mô
  • Các yếu tố chính trị
  • Những thảm họa tự nhiên và biến động sinh thái.

Rất khó để có thể nghiên cứu sâu về tất cả các yếu tố cơ bản, đó là lý do vì sao chúng tôi sẽ chỉ điểm qua những yếu tố quan trọng nhất mà phân tích cơ bản xem xét đến.

Các yếu tố tài chính (Lãi suất và tỷ lệ lạm phát)

Các yếu tố tài chính là nhóm các yếu tố quan trọng nhất và có tác động lớn đến giao dịch tiền tệ. Tại một số quốc gia, giữa lãi suất và tỷ lệ lạm phát có một mối tương quan gián tiếp.

Khi một ngân hàng trung ương cắt giảm lãi suất, lãi suất trên các khoản vay cũng sẽ giảm theo, điều này có nghĩa là các khoản vay sẽ trở nên rẻ hơn đối với người tiêu dùng chúng. Do vậy, nhu cầu về các khoản vay và số lượng khoản vay được cấp sẽ tăng lên dẫn đến lượng tiền trong lưu thông và tổng tiêu dùng xã hội cũng đều tăng lên. Cùng lúc đó, lượng cung tiền với giá rẻ sẽ làm giá trị đồng tiền quốc gia thấp đi so với các loại ngoại tệ khác.

Giảm lãi suất tại một quốc gia sẽ tác động một cách tiêu cực lên đồng tiền của quốc gia đó (làm giảm giá của đồng tiền quốc gia đó).

Ngược lại, mức lãi suất cao làm cho nhu cầu về tiền giảm xuống và dẫn tới giảm tổng lượng tiền trong lưu thông. Người dân thích gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lợi từ mức lãi suất cao.

Việc tăng lãi suất tác động một cách tích cực lên đồng tiền của một quốc gia.

Do vậy, câu hỏi đặt ra ở đây là: Mối quan hệ giữa lãi suất và lạm phát nên được giữ ở mức nào để duy trì nền kinh tế và đồng nội tệ mạnh?

Giả định tốt nhất cho nền kinh tế của một quốc gia là mức lãi suất cao hơn một chút so với tỷ lệ lạm phát.

Đây là kịch bản lý tưởng cho nền kinh tế quốc dân

Các yếu tố kinh tế vĩ mô

Phân tích cơ bản xem xét rất nhiều yếu tố kinh tế vĩ mô và tất cả các yếu tố này đều tác động lên tỷ giá hối đoái một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.

Để có thể thành công trong các giao dịch Ngoại hối của mình, bạn cần xem xét các chỉ số kinh tế sau đây:

  • Các chỉ số chung của nền kinh tế quốc gia (Tổng sản phẩm quốc nội GDP, Cán cân thanh toán, Tài khoản vãng lai, Các chỉ số Sản lượng Công nghiệp…).
  • Các chỉ số chứng khoán như Chỉ số Công nghiệp Dow Jones (Mỹ) và DAX 30 (Đức).
  • Lãi suất tái cấp vốn của một đồng nội tệ.
  • Tỷ lệ lạm phát.
  • Lượng Cung tiền trên thị trường nội địa (đây là  yếu tố ảnh hưởng tới tỷ lệ lạm phát và lãi suất).
  • Các chỉ số Bán lẻ và các chỉ số Sản xuất.
  • Các thống kê Bất động sản và Xây dựng.
  • Các thống kê Lao động.
  • Các báo cáo Nghiên cứu Xã hội học về tiêu dùng.

Nhìn chung, nếu nền kinh tế của một quốc gia phát triển đi lên thì giá trị đồng nội tệ của quốc gia đó cũng có xu hướng tăng. Ngược lại, nếu các chỉ số của nền kinh tế là tiêu cực thì giá trị đồng nội tệ sẽ giảm xuống.

Do vậy, có thể thấy yếu tố chính tác động tới tỷ giá hối đoái là các thông tin kinh tế - chính trị quan trọng.

Đồng nội tệ sẽ có xu hướng tăng giá nếu các yếu tố sau đây xuất hiện:

  • Lãi suất tái cấp vốn của đồng nội tệ cao hơn so với các đồng tiền khác.
  • Kinh tế tăng trưởng nhanh, các thị trường tài chính giữ được sự ổn định.
  • Lạm phát thấp.
  • Cán cân thương mại lành mạnh.
  • Ngân sách quốc gia có mức thâm hụt cao (điều này buộc chính phủ phải vay mượn từ thị trường trong nước và thị trường liên ngân hàng để bù đắp mức thâm hụt).
  • Hệ thống chính trị ổn định.
  • Chính sách tiền tệ nhất quán và thận trọng.

Các yếu tố chính trị và thông tin

Ổn định chính trị là điều kiện quan trọng nhưng không phải duy nhất cho sự tăng giá của một đồng tiền. Theo quy luật, thị trường thường có phản ứng e ngại trước khi các cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội diễn ra. Trong trường hợp này, phần lớn các thành phần tham gia thị trường đều muốn đóng trạng thái của mình, do xu hướng của những diễn biến tiếp theo là khó đoán và họ muốn đợi cho đến khi tình hình trở nên ổn định và rõ ràng hơn. Nói chung, sự bất ổn chính trị có tác động rất tiêu cực đến đồng tiền quốc gia và thường dẫn tới sự sụt giảm giá trị của đồng tiền này.

Để dự đoán việc công bố các thông tin quan trọng, các nhà phân tích sẽ đưa ra nhiều dự đoán và phân tích khác nhau – những yếu tố có thể tác động tới tỷ giá hối đoái (còn gọi là các “tin tức ngoài lề”).

Sau khi thông tin được công bố, thị trường sẽ có những phản ứng đầu tiên, thường là rất mạnh mẽ và dễ nhận thấy, điều sẽ dẫn tới sự thay đổi lớn trong giá cả chỉ trong một thời gian ngắn.

Sự thay đổi này có thể xảy ra theo bất cứ chiều hướng nào, tỷ giá hối đoái có thể đi lên nếu thông tin khả quan hơn mức dự báo và sẽ đi xuống nếu thông tin tiêu cực hơn những gì được nhận định.

Rất nhiều quốc gia trên thế giới công bố số liệu kinh tế hàng ngày, nhưng một nhà giao dịch trên thị trường Ngoại hối cần chú ý trước hết tới các số liệu về nền kinh tế Mỹ. Tin tức liên quan tới nền kinh tế lớn nhất thế giới này sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới tỷ giá của các cặp tiền tệ cơ bản trên thị trường.

Chiến lược xem ra có vẻ đơn giản – bạn chỉ việc đợi đến khi có một tin tức quan trọng được công bố, sau đó hãy quyết định nên mua hay bán tùy thuộc vào việc tin tức đó là khả quan hay tiêu cực. Tuy nhiên, vẫn có những điểm cần lưu ý sau:

  • Tỷ giá hối đoái là tương quan giữa đồng tiền của hai quốc gia khác nhau, và nó được quyết định bởi tình hình kinh tế của cả hai quốc gia này.
  • Một chỉ số nhất định nào đó không thể hiện được bức tranh toàn cảnh về một nền kinh tế, do vậy, các nhà kinh doanh cần phân tích và hiểu được tác động tổng hợp của các chỉ số và thông tin được công bố khi đưa ra các quyết định giao dịch.
  • Bạn không thể biết trước tỷ giá của một cặp tiền tệ sẽ thay đổi theo chiều hướng nào và trong khoảng bao nhiêu điểm phần trăm sau khi một thông tin kinh tế được đưa ra. Chiều hướng và độ lớn của sự biến động này sẽ phụ thuộc vào tầm quan trọng của thông tin đó với thị trường tại thời điểm công bố.

Những thảm họa tự nhiên và sinh thái

Tác động mà những thảm họa tự nhiên và sinh thái gây ra đối với tỷ giá hối đoái của một đồng tiền quốc gia thường mang tính tiêu cực một cách tự nhiên. Thảm họa tự nhiên càng nặng nề thì tác động tiêu cực của nó lên nền kinh tế một quốc gia càng lớn.

Kết luận

Phân tích cơ bản sẽ là công cụ giúp bạn tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi trên. Nó giúp bạn hiểu được những quy luật căn bản của thị trường Ngoại hối, mối quan hệ giữa các cặp tiền tệ khác nhau và các chỉ số kinh tế vĩ mô.

Đối với các nhà kinh doanh, vấn đề là làm sao áp dụng được những hiểu biết rút ra từ phân tích cơ bản vào chiến lược kinh doanh của mình. Chiến lược dựa trên phân tích cơ bản buộc nhà kinh doanh phải nắm rõ tình trạng của nền kinh tế và luôn để tâm tới các thông tin và đánh giá quan trọng được công bố trước khi đưa ra các quyết định đầu tư của mình.

Đó là những kiến thức cơ bản về Phân tích kỹ thuật trong thị trường Forex mà bạn cần nắm chắc. Còn ý kiến của bạn về phân tích kỹ thuật này thì sao?. Hãy comment xuống dưới bài viết này để bọn mình và mọi người cùng biết nhé. Và nếu bạn yêu quý và tin tưởng CHN Team của bọn mình thì hãy đăng ký tài khoản Exness cũng như tham gia vào các group để được nhận tín hiệu miễn phí và hỗ trợ thông tin kịp thời nhé:

 

– Đăng ký Exness (Standard): http://bit.ly/Broker_Exness

 

– Nạp rút Siêu Nhanh, Tối thiểu nạp cực thấp, Đòn bẩy Vô Hạn – Hướng dẫn Exness: http://bit.ly/Exness_Huong_dan

 

- Hướng dẫn nạp rút: http://bit.ly/Exness_Nạp_Rút

 

– Link cho người ở nước ngoài (Standard): https://bit.ly/Broker_Exness_asia

 

– CHN Group Chat Telegram: https://t.me/CHNGroupFx

 

– Nhóm Tín Hiệu Telegram: https://t.me/CHN_Signal

 

– CHN Group Chat ở nước ngoài: https://t.me/CHNGroupFx_2

 

Cảm ơn các bạn
Hẹn gặp lại ở các bài tiếp theo

 

(Nguồn: Forex 100% / Forex 101)

Đánh giá: 0/5 (0 lượt)

Chưa có bình luận


Sàn Forex CHN Dùng

Bài viết mới nhất

Bài viết này mình sẽ hướng dẫn mọi người cách Nạp-Rút tiền chi tiết trên sàn FXCE nhé!

Ở bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn tạo tài khoản giao dịch Demo và Real MT5 sàn FXCE, cách thay đổi thông tin khi cần thiết và liên hệ Support nhé!

Có thể bạn quan tâm

Trong bài viết này mình hướng dẫn các bạn cách nhận tín hiệu Forex trên điện thoại. CHN Team sẽ gửi tín hiệu Forex cho bạn thông qua điện thoại
Tâm lý trong giao dịch Forex quan trọng như thế nào?
Bill Williams là một nhà kinh doanh và phân tích nổi tiếng với hơn 40 năm kinh nghiệm giao dịch. Ông có đóng góp lớn vào sự phát triển của lý thuyết dự báo.
Charles Down - người sáng lập ra Wall Street Journal - đã phát triển một nhóm gồm 6 yếu tố tạo thành nền tảng của phân tích kỹ thuật hiện đại.
Lợi nhuận thu được trên thị trường Ngoại hối là phần thưởng cho việc gánh chịu rủi ro; và mức độ của nó sẽ tương đương với mức độ rủi ro khi đầu tư Forex

KIẾN THỨC

Xem thêm

Your Plugin chat code